Tổng hợp các loại gạo ngon ở Việt Nam, thông dụng và được ưa chuộng nhất

02/09/21

Với sự đa dạng trong các loại gạo "nhà trồng được", người Việt Nam có thể dễ dàng chọn lựa cho mình một loại gạo ngon và hợp khẩu vị. Hãy cùng Miquafood vào bếp tìm hiểu những loại gạo thông dụng và được ưa chuộng nhất tại nước ta bạn nhé!

1. Gạo thơm thái

Từ cái tên, gạo thơm thái đã nói lên được đặc điểm của mình. Gạo có hạt dài, màu trắng trong và ít bạc bụng. Khi nấu xong, gạo sẽ có độ dẻo mềm vừa phải và rất thơm.

Gạo thơm thái

2. Gạo Bắc Hương

Hạt gạo Bắc Hương nhỏ dài và có màu trắng trong. Khi nấu xong gạo có độ dẻo nhiều và độ dính cao. Cơm khi để nguội vẫn giữ được độ dẻo và mùi thơm đặc trưng.

gạo bắc hương

3. Gạo Tám Xoan

Với hạt gạo hơi dài, thon nhỏ và vẹo một đầu, bạn sẽ dễ dàng nhận ra gạo Tám Xoan. Hạt của chúng có màu trong xanh, không bị bạc bụng, mùi thơm lại dịu và rất tự nhiên.

Gạo Tám Xoan

4. Gạo ST24

Gạo ST24 có dáng dài và dẹt, màu trắng trong, mang mùi thơm lá dứa tự nhiên. Khi nấu cho cơm mềm dẻo với hương thơm của lá dứa. Điều đặc biệt ở gạo ST24 là càng để nguội ăn càng ngon, hạt gạo vẫn giữ được độ mềm dẻo mà không bị cứng.

Gạo ST24

5. Gạo Hàm Châu

Với dáng vẻ bên ngoài giống như các loại gạo khác, gạo Hàm Châu với hương thơm tự nhiên, vị ngọt đậm. Gạo khi nấu xong nở và xốp, rất thích hợp để làm món cơm chiên.

gạo hàm châu

6. Gạo Nàng Xuân

Là sự lai tạo của hai giống lúa Tám Xoan và KhaoDawk Mali (Thái Lan), gạo Nàng Xuân có hạt thon dài. Cơm khi nấu xong mềm dẻo, ngọt và có mùi thơm đặc trưng.

Gạo Nàng Xuân

7. Gạo Tài Nguyên

Khác với những hạt gạo trắng trong, hạt gạo Tài Nguyên có màu trắng đục. Khi nấu sẽ cho cơm ráo, mềm, xốp, ngọt cơm. Đặc biệt, cơm vẫn ngon khi để nguội.

8. Gạo thơm lài - gạo thơm Jasmine

Hạt gạo thơm lài dài và màu trắng bóng rất đẹp mắt. Khi nấu cho cơm dẻo vừa và có mùi thơm nhẹ, được nhiều người ưa chuộng.

Gạo thơm lài - gạo thơm Jasmine

9. Gạo ST25

Hạt gạo ST25 có mùi thơm đặc trưng của lá dứa hòa quyện với mùi thơm của cốm non rất dễ ngửi thấy kể cả khi gạo còn sống. Hơn thế nữa cơm được nấu từ gạo ST25 là loại cơm "cực phẩm" với hạt cơm khô ráo, độ dẻo, thơm nhất định và vị ngọt thanh đến từ tinh bột gạo hảo hạng, khi để nguội cũng khô bị khô cứng.

10. Gạo Tám Thái đỏ

Được lai tạo từ gạo Hom Mali (Thái Lan), gạo Tám Thái đỏ có hạt nhỏ, dài đều, căng bóng, màu đục. Cơm chín có vị dẻo dai, màu cơm trắng hồng và có độ kết dính vừa phải.

Gạo Tám Thái đỏ

11. Gạo lứt

Gạo lứt với lớp cám gạo chưa được xay xát, có màu tím hoặc đỏ, mang đến hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cho người tiêu dùng. Gạo lứt có các loại như: gạo lứt đỏ, gạo lứt đen, gạo lứt tẻ, gạo lứt nếp. Khi nấu, gạo cũng cần được nấu lâu hơn gạo trắng để đạt được độ mềm như mong muốn.

Gạo lứt

12. Gạo sữa Mai Vàng

Gạo sữa Mai Vàng cũng được yêu thích không kém kh có hương thơm và vị ngọt đậm đà. Gạo khi nấu chín cho cơm mềm, độ dẻo vừa phải và mùi thơm rất hấp dẫn.

Gạo sữa Mai Vàng

13. Gạo thơm dứa

Gạo thơm dứa sẽ có hạt khá to, dài và hơi bạc bụng. Tuy nhiên, gạo rất được yêu thích và sử dụng nhiều tại nhà máy, xí nghiệp bởi rất dễ nấu, cơm nở tơi và xốp mềm.

Gạo thơm dứa

14. Gạo tám Điện Biên

Nổi tiếng với hương thơm và độ dẻo như nếp, tám Điện Biên có gạt gạo nhỏ, đều, căng bóng và hơi đục. Dù bề ngoài không được bắt mắt, cơm khi nấu xong lại cho ra những chén cơm thơm phức, dẻo ngọt khiến ai cũng phải thay đổi suy nghĩ về loại gạo này.

Gạo tám Điện Biên

Danh sách những loại gạo trên chỉ là sự gợi ý cho bạn, tốt nhất, bạn vẫn nên lựa chọn theo khẩu vị cũng như như cầu của gia đình mình nhé!

Không chỉ thơm ngon, các loại gạo ngon thông dụng tại nước ta còn mang hương vị rất riêng, phù hợp với khẩu vị của mỗi nhà. Hãy thử qua từng loại và chọn cho mình một loại gạo yêu thích nhất bạn nhé!